Nghệ thuật Nhật Bản! Những điều có thể bạn chưa biết (P2)

Nghệ thuật Nhật Bản là một trong những kho báu vĩ đại nhất thế giới, nhưng có rất ít tài liệu trên Internet giúp bạn tìm hiểu về kho tàng văn hóa đồ sộ này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc những khía cạnh độc đáo nhất của nghệ thuật Nhật Bản, từ những bức tranh lụa lâu đời nhất còn sót lại, bản in khắc gỗ tuyệt đẹp của thế kỷ 18 đến những nghệ sĩ hiện đại tài ba nhất. Nghệ thuật được tạo ra bởi con người và thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng chính trong lối sống của người Nhật. Ngày nay, nghệ thuật đương đại của Nhật Bản đang phát triển hưng thịnh cùng với sự đổi mới, sáng tạo, giúp nền nghệ thuật của đất nước này vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia đến gần hơn với người hâm mộ trên thế giới.

5. Vẻ đẹp sống động của gốm sứ Nhật Bản

Vẻ đẹp và sự lộng lẫy của gốm sứ Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng ít ai biết rằng nó xuất phát từ những năm 1600 ở một thị trấn phía nam tên là Arita. Việc sản xuất gốm hiện đại bắt đầu từ thời Edo – thời cai trị của mạc phủ Tokugawa, thời kỳ mà ngoại thương và du lịch Nhật Bản phần lớn bị nghiêm cấm, khiến nước này trở nên cô lập với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, thương mại cũng phát triển trong một giới hạn nhất định, trong đó nổi bật là hòn đảo Dejima nhân tạo ở Nagasaki được tạo ra để tách biệt thương nhân nước ngoài với cư dân Nhật Bản.

Ngành gốm sứ Nhật Bản chính thức ra đời khi Yi Sam-pyeong – một nô lệ người Hàn Quốc đã phát hiện ra nguồn đất sét tự nhiên ở vùng núi Arita, cách không xa Nagasaki. Từ đó, ông đã truyền dạy phương pháp làm gốm sứ cho người dân nơi đây và Yi Sam-pyeong được cho là cha đẻ của ngành nghệ thuật gốm sứ tại Nhật Bản.

©photo-ac.com

Khác với đồ gốm truyền thống của Trung Quốc đặc trưng bởi màu xanh và màu trắng đơn giản thì đồ gốm Arita có phần sặc sỡ hơn. Phong cách này được gọi là Kakiemon, đặt theo tên người sáng tạo ra nó, một thợ gốm tên là Sakaida Kakiemon (1615-1653). Người phương Tây thì gọi nó là đồ gốm Imari, một cảng mà đồ gốm Arita được vận chuyển đến các nơi khác trên thế giới thông qua đảo Dejima.

©photo-ac.com

Gốm Arita được xuất khẩu sang châu Âu với số lượng lớn, đặc biệt là Hà Lan. Người Hà Lan ban đầu buôn bán đồ gốm với người Trung Quốc nhưng sau khi chiến tranh nổ ra dẫn đến việc một số lò nung bị phá hủy thì Hà Lan bắt đầu giao thương với Nhật Bản. Sự hiện diện của người Hà Lan ở đảo Dejima, một trong những khu vực định cư đầu tiên ở Nhật Bản có ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách của các nghệ sĩ địa phương. Những hình ảnh mô tả về cuộc sống hàng ngày của người Hà Lan trên đảo nổi bật trên các bản in rất được khách du lịch người Nhật ưa chuộng. Ngoài ra, sách, tranh ảnh được mang từ Hà Lan cũng là nguồn cảm hứng về những ý tưởng và kỹ thuật mới đối với nghệ nhân Nhật Bản.

6. Nghệ thuật Nhật Bản: Sự huy hoàng của thời đại Meiji

Cuộc phục hưng thời Meiji năm 1868 đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển của Nhật Bản trên mọi mặt về kinh tế-xã hội. Đất nước luôn trong trạng thái chuyển mình thay đổi liên tục theo hướng phương Tây hóa dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Meiji. Trong nghệ thuật, nhờ những tiến bộ về kỹ thuật và phong cách, Nhật Bản dần kết nối với thế giới thông qua việc tổ chức nhiều triển lãm quốc tế.

Tiêu biểu như ngành công nghiệp dệt may, phương pháp sản xuất hiện đại hóa lần đầu tiên xuất hiện. Vào những năm 1860, Nishijin –  trung tâm hàng đầu ngành công nghiệp may kimono ở Kyoto đã cử các đại diện đến châu Âu để đưa các máy dệt tân tiến về Nhật Bản làm thay đổi quy trình và hiệu quả sản xuất.

Hàng dệt may thời trang ở quận Kyoto Nish Nishin được gọi là hàng dệt Nishijin-ori hay Nishijin. Các sản phẩm này có xu hướng làm nổi bật những sợi tơ được nhuộm màu rực rỡ đan xen với những sợi vàng và bạc xa hoa. Ngoài ra, Nishijin-ori không chỉ là nơi sản xuất kimono và obi mà còn có các đồ dùng trang trí trong lễ hội và trang phục kịch Noh cầu kỳ, phức tạp.

Uchikake 1870-90, Victoria & Albert Museum

Dệt lụa lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản bởi một gia đình di cư Yasushi đến từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 5 hoặc 6 và sau đó truyền dạy nghệ thuật cho người dân địa phương.

Ngành công nghiệp dệt Nishijin là trung tâm của Kyoto chỉ từ khi Kyoto chính thức trở thành thủ đô của Nhật Bản. Sự sang trọng, xa hoa của cuộc sống hoàng gia đòi hỏi cần những trang phục sặc sỡ, nổi bật và từ đó, một cơ sở chuyên phụ trách sản xuất trang phục Hoàng tộc ra đời. Tuy nhiên, đến thời Heian (794-1185), Nishijin-ori không còn thuộc quản lý của triều đình nữa, dần xoay sở để tiếp tục như một ngành công nghiệp tư nhân và cuối cùng đã có thể tự mình phát triển mạnh. Thời kỳ Edo hòa bình và thịnh vượng là thời kỳ hoàng kim của hàng dệt Nishijin, nhưng sau khi Minh Trị phục hồi năm 1868, các nhà sản xuất Nishijin-ori mất đi những người bảo trợ phong kiến ​​do cải cách chính phủ, không còn shogun và samurai hỗ trợ, họ có nguy cơ đứng trên bờ vực phá sản.

Tuy nhiên, thay vì ngừng sản xuất, các thợ dệt của Nishijin đã cải tiến quy trình để tạo ra các phương pháp sản xuất dệt may hiện đại hơn. Năm 1872, như đã đề cập ở trên, Nishijin đã cử các phái viên đến Lyon, Pháp để nghiên cứu các công nghệ dệt may mới và nhờ đó, các công ty Nhật Bản đã nhanh chóng đương đầu với thách thức hiện đại hóa ngành công nghiệp.

7. Nghệ thuật thủ công Nhật Bản

Một Nhật Bản hiện đại hóa sau Thế chiến II mang lại cơ hội phát triển thịnh vượng cho nhiều ngành nghề nhưng trong lĩnh vực nghệ thuật, làn sóng Tây hóa bắt đầu đe dọa sự tồn tại của các ngành thủ công truyền thống. Để cứu vãn tình trạng này, chính phủ đã ban hành một loạt các bộ luật để khuyến khích như công nhận các di sản văn hóa quan trọng đó của dân tộc và tôn vinh các nghệ nhân, những người có thể bảo tồn các kỹ thuật truyền thống ở tương lai, trong đó có các bậc thầy lừng danh như Matsui Kosei (1927-2003), Kubota Itchiku.

Ngược lại, thủy tinh không được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản trước thời kỳ phục hưng Meiji nhưng với sự lan rộng của nhà ở kiểu phương Tây và cửa sổ bằng kính, các nghệ nhân đã nhanh chóng khám phá tiềm năng của một vật liệu linh hoạt này, trong đó có Yukito Nishinaka. Lấy cảm hứng từ các đồ vật thủ công của Nhật Bản trong quá khứ, Nishinaka đã sáng tạo ra các đồ vật như đồ trà và đồ trang trí sân vườn, tất cả đều được làm bằng thủy tinh.

Bình gốm của Matsui Kosei (1927-2003)

Trang trí nghệ thuật là một lĩnh vực mặc dù không có nguồn gốc từ Nhật Bản nhưng lại là một Di sản văn hóa phong phú để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Nổi bật là nghệ nhân Mariko Sumioka đã cảm nhận được giá trị thẩm mỹ không chỉ trong các ngôi nhà và đền thờ mà nó còn xuất hiện trong các vật liệu xây dựng và ngành thủ công truyền thống khác.

8. Tương lai của nghệ thuật đương đại Nhật Bản

Nghệ thuật đương đại của Nhật Bản trong thế kỷ 21 tôn vinh những nghệ sĩ có nỗ lực phá bỏ các ranh giới cũ kỹ, lạc hậu để tạo ra những hiệu ứng mới mẻ, tự chủ về nền nghệ thuật, từ hội họa, thời trang đến điêu khắc, nhiếp ảnh, đặc biệt là sự xuất hiện của các nghệ sĩ nữ. Nếu bạn ở Tokyo, hãy ghé thăm Bảo tàng nghệ thuật đương đại Nhật Bản, một địa điểm mang đến cho người xem những trải nghiệm thú vị, không chỉ ở chất liệu cao cấp hay những bức họa tỉ mẩn mà là những sáng tạo mang hơi thở thời đại.

– ST –

Click ➡ Học tiếng Nhật online